Wifi repeater là gì?

Bộ kích sóng wifi (hay còn gọi là wifi repeater) là thiết bị có khả năng thu sóng wifi từ nguồn phát gốc (modem hoặc router) sau đó phát lại, giúp mở rộng phạm vi phủ sóng đến những vị trí xa hơn, khuếch đại và tăng cường sóng wifi mà bạn đang sử dụng. Đây là một trong những thiết bị mạng vô cùng cần thiết và không thể thiếu cho những ngôi nhà lớn, chung cư, nhà hàng, quán cafe hay văn phòng, công ty của bạn.

Bộ kích sóng wifi có tác dụng gì?

Wifi repeater là một thiết bị ở lớp 1 trong mô hình OSI, có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng.

Thông thường, tín hiệu wifi sẽ chỉ phát ở khoảng cách mặc định dưới 100m, càng ra xa nguồn phát thì tín hiệu sẽ càng yếu hơn. Để tăng vùng phủ sóng, bạn cần sử dụng thiết bị giúp thu sóng (hoặc mạng LAN) sau đó phát ra tín hiệu mạnh hơn. 

Để wifi repeater hoạt động hiệu quả thì nó cần 2 bộ định tuyến không dây, chúng khá tương tự như các router không dây có mặt trong nhà hoặc trong văn phòng bạn làm việc. Nguyên lý hoạt động là một trong những thiết bị định tuyến không dây có chức năng chọn lên mạng lưới hiện có wifi rồi sau đó chuyển tín hiệu đó đến các bộ định tuyến không dây khác, nhờ đó mà tín hiệu được truyền tải mạnh mẽ.

Dùng bộ kích sóng wifi có tốt không? có hại không?

Ưu điểm của bộ khuếch đại wifi là thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và điều khiển, áp dụng công nghệ có thể vừa thu sóng wifi, chuyển đổi tín hiệu sóng wifi đó mạnh lên và phát wifi ra cho các thiết bị khác sử dụng với độ ổn định cao hơn. Việc sử dụng wifi repeater có một điểm mạnh rất lớn đó là bạn sẽ không phải tốn công đi dây nhiều, chỉ cần cấu hình và kết nối là có thể tận hưởng.

Tuy nhiên, nhược điểm của cục kích sóng wifi cũng chính là do không có đi dây cáp mạng nên tùy thuộc vào chất lượng sóng từ bộ phát wifi. Với những sóng wifi nguồn mà chất lượng kém thì rất có thể kéo theo thiết bị tiếp thu sóng cũng sẽ bị hạn chế theo.

Các tiêu chí lựa chọn wifi repeater tốt nhất

Phù hợp với nhu cầu sử dụng

Thường khi một sản phẩm nào đó thì chúng ta hay có các tiêu chí để dựa vào khi mua sản phẩm. Với thiết bị bộ kích sóng cũng vậy chúng ta cũng cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng của bản thân hoặc cơ quan là gì để quyết định chọn mua sản phẩm.

Kích thước

Đây cũng là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng mà thiết kế của sản phẩm phải nhỏ gọn phù hợp với không gian nhà cửa cũng là gây ấn tượng với người tiêu dùng.

Các chuẩn hỗ trợ mới nhất

Một số chuẩn wifi thường thấy như 802.11a, 802.11b, 802.11g, 802.11n và 802.11ac. Với những người rành về công nghệ thì có thể bạn đã từng tìm hiểu và biết về nó, tuy nhiên, khái niệm này còn quá mới mẻ với nhiều người. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các chuẩn wifi hỗ trợ phổ biến nhất hiện nay là: 802.11g, 802.11n và 802.11ac, thì mời bạn cùng đọc phần bên dưới:

Chuẩn 802.11g: chuẩn wifi này ra đời năm 2009, chuẩn này hỗ trợ tốc độ tối đa khoảng 54Mbps. Nói chung là các chuẩn n và g là những chuẩn phổ biến vì gói mạng ADSL gia đình cũng chẳng mấy khi cao hơn tốc độ của chuẩn 802.11g.

Chuẩn 802.11n: chuẩn wifi n được sử dụng rất phổ biến, loại chuẩn wifi này hỗ trợ tốc độ tối đa 600 Mbps với tần số 5GHz và 300 Mbps với tần số 2.4GHz.

Chuẩn 802.11ac: loại chuẩn wifi này chỉ mới xuất hiện gần đây, chuẩn AC hỗ trợ băng thông tối đa lên đến 1.300 Mbps trên băng tần 5 GHz và 450 Mbps trên 2.4GHz. Nhờ vây, loại chuẩn ac có thể tải dữ liệu cực tốt, đáp ứng được các nhu cầu truyền tải các nội dung chất lượng cao như video giải trí hay phục vụ chơi game.

Phạm vi phủ sóng

Mục đích của việc mua bộ kích sóng wifi chính là mở rộng vùng phủ sóng, vì vậy thiết bị càng có khả năng mở rộng phạm vi có sóng càng xa càng tốt. Để có thể làm tốt điều này, bạn sẽ cần quan tâm đến số lượng ăng ten được thiết kế cùng thiết bị (2 râu, 3 râu, 4 râu...) và bạn chỉ cần nhớ là cứ càng nhiều ăng ten thì càng tốt. Tuy nhiên, càng nhiều ăng ten thì thường càng mắc tiền. 

Thời gian bảo hành

Chế độ bảo hành tùy thuộc vào thương hiệu cung cấp cục kích sóng wifi, cùng một phân khúc giá nhưng hãng sản xuất khác nhau sẽ có thời gian bảo hành khác nhau. Chẳng hạn, với các sản phẩm kích wifi của thương hiệu TP-Link, Totolink sẽ được bảo hành 1 đổi 1 lên đến 24 tháng nhưng mức giá khá phải chăng, dễ dàng sở hữu. Cũng với tầm giá đó, đối với các hãng như Tenda, RUIJIE hay Tenda sẽ có thời gian bảo hành ít hơn, thường là 12 tháng.