Máy trạm (workstation) là gì? Khác gì với máy tính thông thường?
Hiện nay, máy trạm, hay latop workstation đang phổ biến khắp mọi nơi. Nhưng với nhiều người nó còn khá xa lạ. Ngay bây giờ hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem máy trạm là gì, có gì đặc biệt và khác gì với máy tính thông thường nhé!
1. Máy trạm là gì?
Máy trạm hay còn gọi là máy tính trạm, máy tính workstation, máy trạm workstation,… là dòng máy tính mà từ linh kiện đến công nghệ được nâng cấp hiện đại và tối ưu nhất. Máy trạm có những tính năng vượt trội hơn máy tính thông thường vì nó được trang bị cấu hình mạnh hơn giúp hoạt động nhanh hơn, được thiết kế chuyên biệt để chạy các ứng dụng khoa học hoặc kỹ thuật.
Không những thế máy tính trạm còn được tối ưu hóa nhằm xử lý các dữ liệu phức tạp khác nhau, cũng như có thể kết nối với nhau qua mạng máy tính và phục vụ nhiều người dùng cùng một thời điểm.
Máy trạm kết nối với nhau qua mạng máy tính
Vậy máy trạm được dùng với mục đích gì?
Máy trạm chủ yếu dùng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp hay cá nhân có liên quan đến các lĩnh vực như thiết kế, đồ họa, máy chủ, kỹ thuật,… Một máy tính thông thường thì khó có thể đáp ứng được những nhu cầu đó.
2. Điểm đặc biệt của máy trạm
Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp nên máy trạm bắt buộc phải có các đặc điểm như sau:
– Thiết kế, cấu hình chuyên dành cho các ứng dụng kỹ thuật.
– Độ mạnh điện toán ở mức vừa phải.
– Dung lượng bộ nhớ RAM lớn và các khả năng đồ họa phải tương đối cao cấp.
– Các máy trạm liên kết với nhau thành một mạng cục bộ LAN.
Để đáp ứng được những yếu cầu trên thì máy trạm chủ yếu dùng hai hệ điều hành Unix và Windows NT, máy trạm vốn được sản xuất vô cùng tỉ mỉ, một số hãng máy tính trạm thành công và phổ biến nhất như là Dell, IBM, HP, Sun Microsystems.
3. Máy trạm khác gì với máy chủ và máy tính thường?
– Khái niệm
Máy trạm là máy tính có hiệu năng cao hơn và cấu hình vượt trội hơn máy tính thông thường, cung cấp hiệu suất tốt trong thời gian dài. Máy trạm có thể được kết nối với mạng hoặc các hệ thống độc lập, còn máy chủ là thành phần trung tâm của hệ thống mạng, đáp ứng nhu cầu dịch vụ trong mạng.
– Thiết kế
Máy trạm có các thiết bị nhập/ xuất như bàn phím, chuột,… như máy tính thường nhưng nó được trang bị những linh kiện chất lượng, thiết kế ngoại hình bền chắc, chuyên nghiệp, chịu lực tốt hơn máy tính thường. Còn máy chủ là loại máy tính không có các thiết bị nhập/xuất như máy trạm và máy tính thường.
Máy trạm có thiết kế chuyên nghiệp
– Cấu hình và hiệu năng
Được trang bị cấu hình thế hệ mới nhất, có card đồ họa chuyên dụng hiếm thấy ở mẫu máy tính thông thường. Xử lý nhanh chóng các tác vụ nặng như xử lý đồ họa phức tạp. Khả năng xử lý của máy tính, máy chủ thì chậm chạp và thường mất nhiều thời gian.
– Bộ vi xử lý
Máy trạm sử dụng CPU hiệu năng xử lý cực mạnh với tần suất lớn, máy trạm được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7 hay Intel Xeon thay vì là CORE I CPU như máy tính thường. Máy trạm có khả năng xử lý đa luồng, có bộ nhớ đệm cao và tốc độ CPU nhanh lên đến tận 4.0Ghz.
– RAM
Bộ nhớ RAM của máy trạm thường là 16GB, có tốc độ xung cao cấp nhất tại thời điểm hiện tại, có thể nâng cấp tối đa lên đến 4 slot RAM và tăng tốc độ render hình ảnh trong vài giây. Và đặc biệt bộ nhớ có chức năng tự kiểm tra sửa lỗi ECC Memory mà máy tính thường không có.
– Đồ họa
GPU của máy trạm có sự khác biệt với máy tính thường. Máy trạng được trang bị card đồ họa chuyên dụng nhất. Nên được sử dụng chuyên biệt cho các ứng dụng đồ họa trong khi đó máy tính thông thường hạn chế về đồ họa nên thường sử dụng cho các ứng dụng văn phòng.
Máy trạm có đồ họa chuyen dụng
– Ổ cứng
Ổ cứng của máy trạm được thiết kế lai giữa HDD, với tốc độ vòng quay cao nhất là 7200rpm nên rất an toàn, còn tốc độ quay của máy tính thường rơi vào 5400rpm rất ít máy có tốc độ 7200rpm. SSD PCle sử dụng công nghệ mới nhất đem lại tốc độ truy xuất nhanh chóng mà vẫn bảo đảm dung lượng lớn cho việc lưu trữ dữ liệu.
– Màn hình
Màn hình công nghệ IPS chống lóa cao cấp được tích hợp vào máy, màn hình từ 15.6inch đến 17.3inch và độ phân giải Full HD lên đến 4K. Màu sắc và độ tương phản chính xác cao nhất, màn hình có góc nhìn rộng hơn, hình ảnh không bị biến dạng,…
4. Ưu điểm, nhược điểm của máy trạm
– Ưu điểm
Hệ thống hoạt động ổn định:
Nhờ sự kết hợp các linh kiện điện tử chất lượng nên độ bền và chắc chắn của máy trạm được đảm bảo nên hiếm khi bị hư hỏng hay lỗi phần mềm, phần cứng chủ yếu nhờ vào 2 tính năng:
+ ECC RAM: Sửa lỗi bộ nhớ mã code, giúp sửa lỗi bộ nhớ trước khi ảnh hưởng đến hệ thống và làm máy hoạt động chậm đi.
ECC RAM
+ Multiple Processor Cores: Nhiều nhân xử lý, giúp khả năng xử lý hoạt động mạnh mẽ hơn và xử lý được nhiều công việc hơn.
Multiple Processor Cores
Giảm thiểu tối đa lỗi hệ thống
Máy tính trạm luôn được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đem ra thị trường. Cùng sự kết hợp đồng bộ phần cứng với phần mềm đã giảm thiểu tối đa khả năng lỗi hệ thống, hay các sự cố thông thường như các loại máy tính thường.
Thích hợp với các kỹ thuật viên
Nhờ vào tất cả các bộ phận máy trạm được thiết kế chuyên biệt với mục đích đẩy nhanh tốc độ hoạt động trong thời gian dài, giúp cho cấu hình máy trạm có thể phục vụ cho việc xử lý CAD, phân tích dữ liệu, thiết kế video,…
Đa số các máy trạm đều có thể hoạt động liên tục để phân tích và trích xuất dữ liệu ngay cả khi không có người làm việc.
Máy trạm được dùng cho các công việc kỹ thuật
Nhược điểm
Chi phí cao: Do sử dụng các linh kiện với chất liệu và công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất nên chí phí khá đắt đỏ.
Máy trạm dùng rất nhiều linh kiện
Máy ráp có ở nhiều nơi: Do sự phổ biến, tiện lợi mà nó đem lại, có thể sẽ mua nhầm những máy trạm không đúng quy chuẩn.
5. Cách lựa chọn máy trạm cho doanh nghiệp
Mục đích sử dụng
Phải xác định được mục đích sử dụng, mua máy tính trạm dùng cho công việc gì (máy trạm lưu trữ, máy trạm giám sát camera, máy trạm lập trình, máy trạm thiết kế đồ họa,…), xác định quy mô như thế nào (cá nhân hay tập thể).
Máy trạm cho công việc thiết kế
Có sử dụng với mục đích khác không?
Ngoài việc thiết kế, lưu trữ,… máy trạm còn đảm nhiệm một số công việc như ứng dụng email, thiết kế chỉnh sửa video,… Nếu dùng máy trạm với nhiều công việc thì bạn cần có một bộ xử lý cao cấp hơn, một card đồ họa chuyên dụng, cung cấp đủ dung lượng bộ nhớ.
Ngân sách cá nhân
Túi tiền chi phối phần lớn đến việc lựa chọn máy tính trạm của chúng ta. Đặc biệt ở mô hình doanh nghiệp với nhu cầu số lượng lớn đồng nghĩa với việc số tiền bỏ ra cũng không nhỏ. Nhưng nếu mua với quy mô doanh nghiệp, có một số lợi thế như sau:
+ Sẽ được giảm giá thành, hưởng các chính sách ưu đãi về dịch vụ khi mua số lượng lớn.
+ Thường kèm theo các giải pháp hệ thống, giúp tối đa hiệu năng khi vận hành.
Ngân sách chi phối đến việc lựa chọn máy trạm
Các hãng sản xuất
Ở Việt Nam các hãng sản xuất workstation nổi tiếng là HP, Dell, IBM cho phép khách hàng lựa chọn các thành phần bên trong workstation phù hợp với yêu cầu công việc.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về máy trạm cũng như sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường!